Friday, June 26, 2015

Mom's hand writing "books"...

His reading is good so far. Recognize more words. These are the hand writing books I made for him. Each "book" has a mini story about him. He loves to read things he is familiar with.

He would tell me "pee pee" whenever he wants to pass urine but still insisted wearing pamper to "poo poo". He was willing to sit on the potty if only I gave him some chocolate. After finishing his chocolate, he stood up, asked to wear pamper and poo...

I prefer to write the story on the hard paper which is the one they used to shape the T shirt (the Tesco story), it's easier to read and hold. For the writings, it would be improved more though :)





Cherishing the moment, he is only a baby for a little while...

My son is co-sleeping with us and we really love it. He had been sleeping in his own cot for the first 9 months. From month 10th onwards, with numerous of wonder weeks, growth spurts, teething... he barely slept through the night, that was when he moved in the same bed with us. I'm glad that we've made this decision which suited us best.

To make a good use of the baby cot, I took out one side, put on the carton board, changed it into a large worktable for my son. There are three adjustable levels, it's now on the lowest level, so this could be used quite some time. Those transparent boxes under the table were used to be my son's mobile closets where I kept his daily clothes and diapers. The lids fit well with the boxes, easy to open/close, the transparency helps to see what inside which box. They were used to put on the baby changing table.They are now used to keep his toys and also his very comfortable chairs, just right for the worktable.

He will be moving out from our room and get his own when he is 4. We will give him a budget to decorate the room according to his likings. Although we will assist him with as much as information, guidance but the final says are his. This will be his first lesson in budgeting and the private room would describe him best. By age of 4, he is going to be given some areas where he can make his own decisions, and of course, together with some relevant responsibilities. 

For now, I just cherish every moment with my son. He is growing up so fast each day and only be a baby for a little while...





Thursday, June 11, 2015

Ăn dặm



Từ 6 - 9 tháng, bé sẽ tỏ dấu hiệu cho thấy đã sẵn sàng với việc ăn dặm hay chưa, mỗi bé mỗi khác, chính con mình chứ không phải bộ lịch chỉ ra điều đó. Do bệnh chàm cơ địa nên mình muốn cho con ăn dặm vào tầm tháng thứ 8 và mãi đến tháng thứ 9, khi con mọc 4 cái răng, uống sữa mẹ như uống nước lã thì mẹ mới bắt đầu cho ăn dặm. Trước đấy, măm sữa mẹ hoàn toàn.

Mục tiêu của việc ăn dặm: cho bé làm quen với đồ ăn dần dần, không ép. Mình không cho ăn bột ngọt và bột mặn mà cho ăn đa dạng các thực phẩm. Mình cho bé làm quen từ từ nên số lượng mỗi lần ăn rất ít, theo dõi và tăng dần cho mỗi bữa trong một tháng. Do đó, cách chuẩn bị kiểu Nhật phù hợp với mình. Một tuần mình chuẩn bị đồ ăn một lần. Thực phẩm lành tính, giàu vitamin và khoáng chất như bí đỏ, bông cải trắng/xanh, khoai lang, khoai tây, rau chân vịt, rau dền đỏ, rau dền cơm. Hấp chín các loại, xay nhuyễn, rây mịn, để nguội, chế vào khuôn khay đá, bọc màng thực phẩm, cấp đông. Sau đó róc ra khỏi khuôn, cất vào túi nilon trữ thực phẩm có khóa kéo, cất vào tủ đông. Mỗi bữa ăn, lấy ra một viên khoai tây, một viên rau hấp nóng và cho con ăn. Tùy theo khả năng nhai của con, điều chình độ lỏng, đặc bằng sữa mẹ. 

Thực đơn tháng 9

6:00 am Thức dậy, uống 120 ml sữa rửa ruột. 
7:30 am Ăn sáng. (2 viên bí đỏtrộn sữa mẹ)
9:00 am Uống 180 ml, ngủ trưa. 
11:30 am Ăn trưa. (1 viên khoai tây + 1 viên rau dền đỏ)
2:00-2:30 pm uống 260-300 ml sữa, ngủ. 
5:00 pm Ăn tối. (1 viên khoai tây + 1 viên rau chân vịt)
7:30-9:00 pm uống 260-300 ml sữa
9:00 pm Ngủ.

Thực đơn tháng 10 có thêm viên cá, bữa ăn có đủ 3 nhóm tinh bột (2 viên khoai tây), đạm (2 viên cá - nhỏ thêm hai giọt dầu oilive vào cá sau khi đã hấp nóng), vitamin và khoáng chất (2 viên rau, củ), tháng này thì ăn dặm nhiều hơn nên tự con uống ít sữa đi. 

Thực đơn tháng 11 - 12: ăn sáng bí đỏ hấp trộn phô mai con bò cười. Cháo cho bữa trưa và bữa tối. Dùng muỗng ăn cơm đong 2 muỗng kê, 2 muỗng lúa mạch (có thể thay bằng 4 muỗng gạo), 200 ml nước, hấp 30 phút sẽ được cháo nhuyễn. Cùng chung nồi hấp thì hấp một chén (cọng rau già, bắp cải hay cà chua...tùy cái nào có sẵn thì dùng), dùng cho uống súp cuối bữa và dùng để điều chỉnh độ đặc của cháo. Nấu xong, cháo thì xay mịn và mình chia làm cả hai thứ làm 2 phần, một phần ăn trưa, một phần để nguội, cất tủ lạnh cho bữa tối. Truớc khi ăn trưa/tối thì hấp 2 viên cá và 2 viên rau trộn vào cháo, hấp nóng phần cháo đã xay và phần súp. Mức độ đặc của cháo mình tăng từ từ lên.
  
Thực đơn tháng 13 - 17: Bữa phụ sau khi ngủ trưa dậy là sữa chua. Mình không xay mịn cháo, cá và rau nữa, cũng không cấp đông cá và rau nữa (vì lượng thức ăn của con tăng khá tương đối nên bõ công chuẩn bị, dưới 12 tháng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa, nhưng trên 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ thực phẩm, chú ý cách nấu và cách kết hợp thực phẩm, bữa ăn để bé hấp thụ vitamin và khoáng chất tối đa, nếu không bé ăn nhiều, uống lắm thuốc bổ mà không hấp thụ được bao nhiêu), cá hấp, gỡ xương, xé nhỏ, rau hấp, cắt nhỏ, trộn chung vào cháo đã hấp nhuyễn. Khi bé được 17 tháng, ăn cháo đặc gần như cơm nát. Thời gian này tập trung ăn mạnh, sữa 400 ml/ngày là đủ.

Thực đơn 20 tháng mình chính thức cho ăn cơm. Mỗi bữa, 2 muỗng ăn cơm lưng gạo hấp với 50ml nước, xong, trộn một thìa cà phê dầu olive và 2 giọt xì dầu kikoman, 1 miếng cá bống mú bằng nửa lòng ban tay hấp, gỡ xương, 3-4 cọng rau dền hoặc rau chân vịt...hấp, cắt nhỏ. Tất cả để vào dĩa, riêng từng phần, không trộn chung. Thêm một bát súp cà chua bi nữa. Mình hấp lá rau cho con ăn còn cọng rau hấp chung với nước súp cho ngọt nước (bát súp được hấp cùng lúc với bát cơm), bạn này cũng xơi sạch cả cọng rau trong súp. Chú ý, nước hầm xương không tốt cho trẻ nhỏ, nước hầm rau củ tốt hơn.


Mình thích cho con ăn bữa chính là cá, ưu tiên loại cá nhiều mỡ. Khi bố mẹ ăn, con hay xin các thực phẩm khác bổ sung như tôm, gà, bò, heo... Dưới 20 tháng mình hoàn toàn không cho muối hay các gia vị khác, thực phẩm nguyên bản đã rất đủ vị rồi. Từ 20 tháng trở đi mới cho một tí nước tương vào cơm thôi. Chú trọng việc tắm nắng và ăn trái cây bổ xung.

Tối đa 30 phút/bữa ăn. Phải ngồi vào ghế ăn, tại bàn ăn, không giải trí. Nói có một câu à, làm mới thấy trần ai. Nhất là khi bị ông bà soi. Con đòi ra khỏi ghế, khóc thảm thiết, mẹ không cho mà ông bà nội cứ mặt nặng mày nhẹ, phải ra tối hậu thư cho chồng để xin quyền tự quyết định. Vừa vắt sữa cả ngày, vừa chăm con nên mẹ cháu cực nhạy cảm. Cũng may cuối cùng không ai nói gì hết theo kiểu mặc kệ, bằng mặt không bằng lòng. Nhưng kết quả là cho đến bây giờ, đến bữa là tự dọn đồ chơi, kéo ghế ra ngồi vào bàn nghiêm chỉnh, tập trung ăn xong bữa.

Tham khảo:
http://www.breastfeedingbasics.com/articles/starting-solids-waiting-is-worth-it
Thực phẩm trữ đông, đây là viên cá



Đây là bữa sáng trong tháng đầu ăn dặm, bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ






 
Đây là video thực đơn 2 tuổi


 
 
 

Wednesday, June 10, 2015

Breastfeeding, solid introducing and eczema kid.


I fully breastfed my son until he was 9 months and introduced solid together with breastfed until he was 17 months. The readiness for solid varies widely from baby to baby. The point here is to look at your baby, not the calendar. Between 6 and 9  months, your baby will give you some signs that he might be ready for solid foods. My son showed his readiness when he was 9 months old. He drank milk as if it was water, the normal daily milk intake was increased from 1,2 litter to 1,6 littler for a week. That was when I introduced solid to him.

There are many arguments regarding breastfeeding benefits towards eczema kids. A study from Taiwan suggests that longer breastfeeding may increase, not decrease, the risk of eczema. According to Breastfeeding Basics, a baby’s immature digestive tract isn’t prepared to handle a wide variety of foods until at least six months, when many digestive enzymes seem to click in. This is especially important if you have a family history of allergies. The protective protein IgA, which coats the baby’s intestines and prevents the passage of harmful allergens, doesn’t reach peak production until around seven months of age.The latter made more sense to my baby case. His eczema was very bad, the rashes would flare up each time I had the foods which are allergic to him (cow's milks and dairy products, eggs, oats, wheat, soy, sea food, tree nuts, peanuts). 

How I managed my son's eczema.

This was what his doctor advised: Apply steroid cream on the affected areas 2 times per day, continue to apply for a few days more even if the skin gets back its smoothness but not more than a week, apply plenty of moisturizer cream. Done as told, a week later, the skin got back the milky smoothness. And a week later it flared up again when I had another type of allergic food.

After having done my homework to understand thoroughly eczema, I realized that the way this doctor treated the eczema was not good, asked me to apply the steroid cream on the baby skin even the rashes were not there anymore as if this could cure the eczema "root". This was not an one time sickness, this will happen from time to time and we need to live with this a least for a few years. I don't want to overuse the steroid cream. Keeping itching under control is job No. 1 of any eczema treatment, the first symptom of an eczema outbreak may be an extreme itch, which creates a never ending hard scratching and causes inflammation in the area, which turns into a visible rash and triggers further itching, then serious infections followed. Bacteria can enter the skin through scratches and other open areas. 

I changed all his bed sheet, blanket, clothing into breathable cotton. When an eczema sign appeared, I immediately stopped the suspected foods and applied moisturizer cream on the affected areas few times a day. Waited until the night, only applied a thin layer of the steroid cream after his bath (before sleep) and continued to apply the moisturizer every 2 hours (my son required breastfeeds each 2 hours). I think that night time was the best time for the skin to heal. In the next morning, his skin condition still seemed controllable. I normally continued with the moisturizer only, no more steroid cream and tried to distract & stop him from scratching. The rashness was disappeared after a few days. The allergic reactions lasted badly for 15 months and gradually reduced. He is 2 years old now, has pumpkin-cheese for breakfast every morning and the allergic reactions appeared for a few minutes then disappeared by themselves without any treatment. Same for fish and other foods, but not peanuts.

Referals:

http://www.breastfeedingbasics.com/articles/starting-solids-waiting-is-worth-it
http://www.reuters.com/article/2010/07/13/us-breastfeeding-eczema-idUSTRE66C5Q420100713
http://www.babycentre.co.uk/a541297/baby-eczema-causes-symptoms-treatments-and-creams
http://www.everydayhealth.com/eczema/skin-care-routine.aspx

Monday, June 8, 2015

Đánh nhanh, trúng trọng tâm và dẹp gọn.

Hôm nọ, hai bố con tắm xong, mở cửa phòng kính ra, chàng lấy cái bát nhựa (đồ chơi nước trong phòng tắm), múc tí nước trong xô. Bố đoán ý đồ, quát ngay, chàng nhanh tay đổ luôn nước ra ngoài sàn. Bố giận quá đét đít chàng (mẹ giận bố vì tội đánh con), mắng cho một chặp, chàng nhâng nhâng có vẻ không xi nhê. Hôm sau đi tắm, bạn con tiếp tục nhanh tay đổ bát nước ra ngoài sàn bố không kịp trở tay. Mẹ cáu lắm (rất muốn mắng xối xả rằng bố đã bảo mà con không nghe, hôm qua mới đổ nước, giờ lại đổ nước ra sàn lần nữa, sao con hư thế, bla bla...), nhưng mẹ bình tĩnh lau mình cho con xong, quấn khăn cho chàng, rồi ngồi xuống ngang tầm mắt của chàng, hai tay giữ khôn mặt chàng để chàng nhìn thẳng vào mắt mẹ. Mẹ nghiêm nghị vừa chỉ vào nước trên sàn vừa bảo: con đổ nước ướt hết sàn, tí nữa đi vào trơn rồi ngã (mẹ diễn tả việc ngã vì trơn), con không đúng, mẹ không thích hành động này của con. Chàng cúi gằm mặt xuống, mỏ chu ra, mắt rớm rớm, bụng ễn ra, có vẻ buồn (bố nấp sau cánh cửa bụm miệng cười khục khặc). Chừng 1 phút sau, thấy chàng thấm mẹ mới bảo, khoanh tay xin lỗi bố, khoanh tay xin lỗi mẹ đi. Sau màn xin lỗi là ôm hôn thắm thiết và cười duyên.

Giận thế nào thì giận, mắng tập trung vào vấn đề, nêu lên hậu quả xấu, xong thì thôi, không lải nhải phần râu ria, nhắc đến quá khứ, chụp mũ tính cách, không dai dẳng, chiến tranh lạnh. Các bên tham gia toàn bị kéo lạc hướng sang phần râu ria mà quên mất trọng tâm. Hôm nay, trong khi tắm, cũng cát bát nhựa ấy, chàng vừa chơi múc nước vừa nói với bố “play water here, not outside”.

Vợ chồng cũng thế nhỉ, đánh nhanh, trúng trọng tâm và dẹp gọn.

p.s. Mất 8 năm em mới ngộ ra điều này đấy. Cũng nhờ những phần tranh luận từ con kiến (toàn là con kiến cũ) ra con voi với chồng. Có thời điểm cao trào thì tranh luận từ sáng đến tối, thấm mệt, vợ hỏi chồng: ơ, chồng ạ, vợ quên béng mất lí do khởi điểm của vụ này rồi, sau đấy thì hai đứa ngẫm nghĩ mãi cũng không ra, nên thôi, huề, đi ngủ. Sang năm thứ 5, trước khi cà khịa đối phương thì lại cân nhắc đến công sức năn nỉ, làm lành, nghĩ thôi cũng đã thấy mệt, có lẽ do tuổi già, đã qua cái thời trẻ trâu hùng hổ rồi chăng? Tranh luận nhiều cũng chẳng để làm gì, quen quá cái bổn cũ soạn lại, cãi nhau (cứ bình cũ, rượu cũ lại lôi ra) – giận – năn nỉ – xin lỗi – làm lành – yêu nhau thắm thiết – lại cãi nhau...

Saturday, June 6, 2015

Hiểu được quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ (growth spurts and wonder weeks) để bố mẹ không mắng oan con, bớt căng thẳng với những biểu hiện phá cách của con, hỗ trợ con tối đa về mặt tâm lý.


Mình đang ở thời điểm mà gọi nôm na là khủng hoảng tuổi băm. Chiêm nghiệm nhiều vấn đề, rút ra nhiều bài học về cuộc sống. Suy nghĩ nhiều, nói dai, viết dài (cứ vòng vo mãi mà không thoát ra được ý, vừa dở văn, vừa thiếu kinh nghiệm sống nó khổ vậy đấy). Chục năm về trước thì khủng hoảng tuổi hăm (hâm), ngây thơ, cả tin, tràn đầy nhiệt huyết, hoài bão, dễ bị tổn thương và hay vô tình làm tổn thương người khác. Cũ hơn nữa thì lại có khủng hoảng tuổi dở hơi, sáng nắng chiều mưa không biết đường nào mà lần, cái tuổi ngựa non háu đá, thích thể hiện nhưng lại lãng mạn và đa tình.
Trong năm đầu tiên, một đứa trẻ sẽ trải qua những mốc cơ bản sau: 3 tháng (lẫy, trườn, bò), 6 tháng (ngồi, ăn dặm), 9 tháng (tập đứng, tập hóng), 12 tháng (đi lẫm chẫm, nhiều chuyện). Con mình được 2 tuổi và mình nhận ra thêm 2 mốc chính nữa 17 tháng (nhẩy phắt lên thành cũi, quặp chặt vào và trèo ra khỏi cũi, nhất định không quay trở lại), 24 tháng (một ngày đẹp trời khi tròn 2 tuổi, con chợt nhận ra rằng bấy lâu mình đâu có thích ăn rau, toàn bị ép ăn nên dõng dạc bảo mẹ “no green” khi mẹ gắp rau bỏ vào thìa cho con tự ăn, con cũng nói rõ với mẹ “I don’t want to poo poo” khi mẹ cho ngồi bô, mấy câu khác chưa sõi đâu, nhưng những câu mà bạn ấy thấy cần dùng thì nói rất rất sõi, từng âm một. Nghĩ lại thấy tội mấy đứa nhỏ chưa biết nói nhỉ. Đói rã họng mà chưa cho ăn, hay bụng đau muốn chết mà cứ đưa bình sữa vào miệng bắt uống, chỉ biết khóc vật vã, nhiều khi gặp phải đúng bố mẹ hổ là bị tét đít như chơi vì cái tội khóc. Nếu là mình, mình cũng khóc tức tưởi chứ nói gì các em ấy).
Đấy là những mốc thời gian mà con thay đổi cả về thể chất lẫn tình cảm, tư duy. Áo tự nhiên thấy chật, quần thì ngắn đi trông thấy, con đòi ăn suốt ngày như bụng không đáy, giấc ngủ không tròn – ngủ vài tiếng hay trắng đêm là chuyện thường. Tâm tính tự nhiên khác hẳn ngày thường, dễ cáu, dễ khóc, đeo mẹ/bố nhằng nhẵng. Và tự nhiên nó lẫy, bò, trườn, mọc răng, đi, nói...Chính sự chuyển cấp về tư duy, nhận thức tại mốc phát triển làm cho trẻ hụt hẫng, khủng hoảng. Bố mẹ đừng vội cho rằng con mình nó hư hỏng, dùng những biện pháp mạnh để loại bỏ sự khác thường này mà phản tác dụng. Vài ngày/tuần và sự đồng hành, thấu hiểu, tiếp cận đúng cách của bố mẹ là cần thiết để trẻ làm quen với cấp độ nhận thức mới.
Chính sự yêu thương của bố mẹ tại thời điểm con cần nhất sẽ xây dựng nên lòng tin nơi con, tin tưởng vào người bạn đồng hành, tin tưởng vào khả năng của bản thân. Và hành trình này, kéo dài suốt cả cuộc đời...

Chị Luyến.

Chị Luyến là người chị họ hàng xa, ở nhà mình làm giúp việc từ lúc nào mình không biết, chỉ biết từ khi mình còn bé lắm.

Dáng chị gầy guộc. Làn da đen giòn, cặp mắt dài, khuôn miệng rộng hay cười với cái lúm đồng tiền duyên. Mái tóc dài đặc trưng của con gái quê xứ Bắc. Người đời chê chị xấu, nhưng với mình, chị đẹp.

Hồi ấy mình bé lắm, tầm 5-6 tuổi gì ấy,  rất thích lê la theo chị xem chị trồng khoai, nặn than. Mót phải củ khoai to bằng cái bắp chân là sung sướng cả ngày. Cũng mày mò nặn than giống chị, lẫn trong những bánh than to, dẹp của chị là những viên than tròn tròn như cái bánh rán của mình. Hằng ngày, trước khi nấu cơm là chị viết ra giấy một số phép tính nhân chia cho mình làm bài tập, xong xuôi hết việc chị sẽ kiểm tra. Chiều chiều, mỗi khi xong cơm là chị xách cây đàn ghi ta, vắt vẻo trên sân thượng gảy đàn và hát. Ở bên chị mình thấy an tâm, ấm áp và thú vị lắm, mình hay trộm nghĩ nếu được bố mẹ chăm sóc và yêu thương chắc cảm giác tương tự thế này này, chưa từng có, nên không biết. Huyết thống tạo nên sự liên quan chứ tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc mới tạo nên gia đình.

Sau này chị đi lấy chồng khi vừa tròn 32 tuổi. Anh chồng là công an trong xã, đẹp trai, vợ mất sớm để lại 3 đứa con nhỏ. Mọi người bảo chị may mắn, mình thì nghĩ anh ấy thật tốt số.

Đến bây giờ vẫn nhớ tới chị. Một người phụ nữ đẹp, có học, có tâm, cá tính và rất yêu đời.

Monday, June 1, 2015

Kid doesn't need so many toys.

Playing blocks with my son, I normally don't build follow samples. I built those objects he knew i.e the chairs, the tables, the trees, the alphabet letters, the tunnels...He loved to make them too. He only played with some certain toys, but played with them in different ways.

I can tell that he sees things in many angles. Without my guideline, he showed me the laundry clip as an A shape, turned it up side down to be a V. He teared a paper into shapes (circles, triangles...).

Today, he played with the hangers, accidentally got stuck, then he told me he had made a star ^_^