Sunday, May 31, 2015

Simple game, great benefit!

Playing with the beans helps to develop these skills:
  1. Attention and concentration: The ability to maintain attention to a specific task for an extended period of time.
  2. Body Awareness:Knowing body parts and understanding the body's movement.
  3. Bilateral integration: Using two hands together with one hand leading.
  4. Hand eye coordination: The ability to process information received from the eyes to control, guide, and direct the hands in the accomplishment of a given task.
  5. Hand Dominance: the consistent use of one (usually the same) hand for task performance, which allows refined skills to develop.
  6. Self regulation: the ability to obtain, maintain and change alertness level appropriate for a task or situation. 
The interesting part was when he crawled under the table and picked up the spilled beans, one by one.

These skills seemed simple at the first glance but they give great benefits to the child in being smart, creative, good in communication...I'll do some researches and list out the necessary skills. From there, find the games (simple, suitable, interesting) for my son to play.

Play anyway, why not play beneficial games?




Simple, cheap, customized home made reading scheme fits your toddlers (2-6 years old).

ReferenceKey Words with Peter and Jane series.
I have 3 books of this series (1a, 1b, 1c). In general, they've got the common points below:
  1. Big letters.
  2. Basic sentences, popular words.
  3. Words and sentences are repeated within a page, a book.
  4. The difficult lever is increased from the 1st page to the last page. Nice illustration after each page.



After spending some times with my son and the books, I have taken a few notes. My 2 years old son only listened and looked at the words when I covered the pretty illustrations. He has never been patient to read the full book (around 50 pages including the pictures). Combining the references and my notes, I have thought of preparing a more suitable book series for my son, names "Jaden and friends" ^_^. These books follow the criteria below:
  1. Big letters.
  2. Basic sentences, popular words (key words) – I prefer the words, situations he knew. I introduce new words to him daily, talk to him in a full, basic sentence. He gets to read what he knew without illustrations.
  3. Words and sentences are repeated within a page, a book.
  4. Using stapler and A4 paper (fold into half) to make the book, no illustrations. There might be a simple drawing on the cover page illustrated the topic.
  5. Topics are the kid's daily activities, conversations, his favorite objects/toys, his favorite songs, his outing trips, the people he loves, the people he met...the world around him.
  6. The number of sentences in a page, how many page a book depends on the kid's ability of perceiving. I'll start with 4-5 pages and see how it goes.
This series will be written gradually, customized to the developing knowledge of my son (from 2 years old to 6 years old). He's got the knowledge of the alphabet, basic shapes & colors, basic numbers and counting. He's got a larger of vocabulary too, comparing to a months ago. By reading these books, I want him to have a chance to review his spellings, to use the basic sentences, to communicate easily and correctly. He will be reading those books and other favorite books within 15 minutes before sleep. Stop earlier or extend the time if he wants but not more than 30 minutes. 

Example:




Saturday, May 30, 2015

Cách thiết kế bộ sách riêng cho con từ 2 đến 6 tuổi, ngon, bổ, rẻ, không đụng hàng :)


Nguồn tham khảo: 
Bộ sách Key Words with Peter and Jane – sách thiết kế cho việc đọc sớm.
Bộ sách gồm cấp độ a,b,c. Mỗi cấp độ có 12 quyển. Cấp độ a giới thiệu các từ mới, cấp độ b lặp lại các từ đó trong các ngữ cảnh khác nhau, còn cấp độ c được sử dung để trẻ làm quen và thực hành âm vị, có phần để trẻ tập viết.
Bộ sách này giới thiệu cho trẻ các từ Key Words (từ thông dụng), nghiên cứu đã chỉ ra có 12 Key Words chiếm ¼ và khoảng 100 Key Words chiếm ½ nội dung chung ta đọc và viết hằng ngày.

Mình mua quyền 1a, 1b, 1c. Đặc điểm chung 3 quyển sách này:
  1. Chữ viết rất to, rõ ràng,
  2. Cấu trúc câu căn bản, và vốn từ thông dụng.
  3. Câu và từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 trang, một tập.
  4. Trang đầu tiên ít chữ (có thể là 1), càng về sau càng nhiều chữ và câu (nhiều nhất là 2 câu, thường là câu đơn, sau hai câu đơn thì có một câu ghép). Sau mỗi trang chữ là một hình minh họa.
Sau khi cùng đọc với con một thời gian thì mình nhận thấy: Con chỉ chú tâm xem hình, sau đó mình gập quyển sách lại che phần hình thì con mới tập trung nhìn chữ và nghe đọc. Chưa bao giờ con kiên nhẫn nghe mẹ đọc hết một quyển (tầm 50 trang sách cà hình và chữ). Quyển a mình thấy không cần thiết vì đa số đồ vật này con đã biết tên, nếu nhìn hình thì con nói luôn tên của đồ vật nên chữ không tiếp thu được – từ vựng tiếp thu đơn lẻ sẽ không hiệu quả bằng đặt trong ngữ cảnh. Sau khi con học xong phần căn bản (màu sắc, số, hình khối, bảng chữ cái), kết hợp cả nguồn tham khảo lẫn việc quan sát con thì mình muốn soạn ra một bộ sách riêng hợp với con mình hơn có tựa đề “Jaden and friends”, có các đặc điểm sau:

  1. Chữ viết rất to, rõ ràng,
  2. Cấu trúc câu căn bản, và vốn từ thông dụng (key words) – trước mắt, sách được soạn dựa trên vốn từ con đã có (mẹ sẽ dạy con từ thực tế tên gọi của các đồ vật mà con được tiếp xúc như cái bàn, cái ghế, quả cà, con cá..., mẹ cũng sẽ lặp đi lặp lại hàng ngày với con những cấu trúc câu đơn giản (mẹ thích ăn rau, con thích ăn cá, bố đi làm, đây là ai?, con muốn đi tè...). -> Nghĩa là chỉ giới thiệu cho con đọc những từ, câu, việc mà con đã hiểu nghĩa – con không cần nhìn hình minh họa vẫn hiểu nghĩa từ, khi đọc, con liên tưởng ngay đến cái mình đã biết.
  3. Câu và từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 trang, một tập.
  4. Sử dụng giấy A4 gập đôi để làm sách, dùng kim bấm đính các trang vời nhau, không hình minh họa  -> Dễ làm, đơn giản.
  5. Chủ đề của sách là việc hàng ngày của con, những cái mà con thích, những người mà con quen. Một trang có thể là 1 câu đơn, hai câu đơn, một câu ghép, một quyển có thề có 2 trang, 4 trang...tùy vào sự tập trung của từng bé, tùy vào mức đô hấp dẫn của nội dung từng sách, tùy vào khả nằng nhận thức của từng bé -> Bám sát thực tế, nội dung sách phải có trên 50% từ đã biết, những từ còn lại đoán được qua ngữ cảnh.
  6. Trang bìa có thể vẽ minh họa đơn giản.
Bộ sách sẽ được soạn từ từ, cập nhật dần theo khả năng nhận thức của con. Dự kiến kéo dài từ 2 tuổi đến 6 tuổi. Do là đã nắm vững kiến thức cơ bản nên con tiếp cận việc đọc rất nhanh, dễ dàng, đúng tiêu chí mẹ mong muốn (học đọc theo cách liên tưởng đến thực tế có sẵn). Thời gian đọc sách vẫn theo nguyên tắc đọc trước khi ngủ, 15 phút gồm sách mẹ soạn và những quyển con thích khác, ngưng sớm hơn khi con chán và kéo dài thêm khi con vẫn hứng thú, nhưng không quá 30 phút. Nói dài cho thấy rõ cả quá trình, chứ hiện tại mình sẽ chỉ cho con xem hai quyển sách ở ví dụ 2 và 3, rồi mới dần dần viết thêm.

Ví dụ 1:

Trang bìa, tựa sách: Xe Cộ
Trang 1: Em có nhiều xe.
Trang 2: Xe tải màu vàng.
Xe máy màu xanh.
Xe hơi màu đỏ.
Trang 3: Em thích xe hơi màu đỏ nhất.

Ví dụ 2: chả là dạo này vừa chơi vừa hay nghêu ngao bài này (cho đọc rồi hát sẽ rõ hơn và sẽ mường tựơng cái mình hát, nhớ từ lâu hơn)

Trang bìa, tựa sách: Twinkle Twinkle Little Star
Trang 1: Twinkle twinkle little star.
Trang 2: How I wonder what you are.
Trang 3: Up above the world so high.
Trang 4: Like a diamond in the sky.

Ví dụ 3: Blue Colours




 Ví dụ 4: Đi Đổ Rác


Sách tham khảo Key Words with Peter and Jane 1b







Monday, May 25, 2015

The ability of making decisions should be introduced early to your toddlers.

Many people including me were so puzzled about what they really want in life. Schoolchildren wondered about what they are going to do in the future. Working people asking themselves whether they are choosing the right career path. Moms asking themselves whether they are doing the right thing, chose taking care of their child over the career or vice versa...

I love the spirit of Katy Perry in her Video "Roar". A soft, naive girl following the guy, being under his shadow, being a part of his accessories. She didn't realize her own self until she was put in the situation of must-be-independent. Being free from all the strings attached to her, she has been awaken. Katy did well in that song, her tiger eyes, her tiger voice were so powerful as if the whole jungle, the whole world is hers.

This is the way I would like to bring up my son. Knowing self well and having the ability of making decisions are necessary for him to be the boss of his life rather than being owned by it. 2-3 years old is the perfect time to introduce these skills to him, he has his own tastes, he can understand you. It doesn't meant that he can decide on whatever he likes, under 18 years old, his freedom within boundaries. Me and his Dad will be opened to discuss about these boundaries if he brings them up to us. We are going to observe him, judge the situations and give the green light whenever he's ready. It will start from all the small little things. He could decide when to stop eating, he could refuse to eat the food which taste he doesn't like, he could pick the pajamas and the favorite books for the night too. But, I'm the one who decide he would have only one chocolate a day, let him decide on this one, whole box of chocolate will be inside his tummy. I'm also the one who decide what time he should go to bed. Next will be picking his own clothes & shoes when we go out, take turns with us to choose the dinning place. I'll explain, give him information so he could learn how to be considerate when making decisions. 

This is how they trained a wild, young elephant. It is tied to a wooden frame or between two tree trunks where he is unable to move. And it is thus, tearing at the ropes and flailing with his trunk, that he is introduced to his mahout. In order to break it in, the young elephant is repeatedly stuck with an elephant hook and beaten. Fear, pain, thirst and hunger finally make the elephant give up all resistance. Eventually, the elephant begins to accept its fate. Same for human beings, the elephant hook and getting beaten are the physical punishments or the words cut more than sword parents used on their kids. This way of teaching is to heal the outer part of the wound, but make the inner side worse.

I don't want my son to be a mini-mum, mini-dad or mini-whoever. He's got to be himself, gay or straight, believer or nonbeliever, live the life the way he wants, be responsible for it. End of the day, we only live once!


Saturday, May 23, 2015

Put you in your child shoes, understand him, teach him the way he wants.

My son (and most of the toddlers 1-3 years old) can be described as below:

  • Very very good memory (you can refer to the scan machine ^_^): I let him read 5 alphabet letters/time, 10 numbers/time, 8 basic colors/time, 9 basic shapes/time. He will scan through and differentiate them from each other. Same for us, comparison is a great method for toddlers too I reckon. On/In/Under the table is also a good example.
  • Very very bad in focusing: I use the reward to get him to focus. A pile of favorite books will be put next to us, he will get to sing his favorite song and choose the book he likes most for me to read for him  after the lesson . Only focus in what you want to teach him, no illustrations, no images (i.e A for Apple with the red nice apple at the side. He surely will focus in that interesting picture instead of the letter A).
  • Very very bad in being patient: That's the reason why the lesson should be within 1-3 minutes each night, he will be focus to move to the main part of 7 minutes (songs, books). You've got to have a speed, fast but clear. Which letter/number/shape/color he's been stuck, pass it, move on. Don't worry about them, my son's been stuck with Q, W, 7, Rectangle, Triangle, I didn't try to correct him, he eventually auto changed to the right ones without my notice. Your job is to keep repeating them right, learning and getting it right is his job, give him some time (you will be surprised how short the time he needed).
  • Very very active: Move around nonstop, he won't like the idea of sitting still. You'd better be funny, humorous, jolly when delivering your lesson to him. Add in  plenty of "Wow, awesome, yeah plus the face & hand expression ....". Kids don't like boring people ^_^. Who like boring people anyway? 

Make a lesson as fun as a game. Kid prefer the idea of playing rather than learning.

Friday, May 22, 2015

Steps to learn the Alphabet for a toddler (mine started at 17 months old). 10 minutes each night.


Jaden has 10 minutes each night for story time. I put next to us a pile of his favorite books. I explained and got him to agree that we would go through the ABC book first before "The Three Little Pigs" and "Peter and Jane" series.

1st period (3 days):
Expect nothing from him other than he being patient in a minute, looking and listening to your reading. 
Part 1: I read the alphabet, he listened to me. There are 5 pages of the book, 5 letters per page. Although there were the illustrations each letter but I covered them, trust me, your child won't give a look to the letters if those fun colorful images were there. I read the numbers 1-10 too. Both are being read in less than 1 minute.
Part 2: Sing the song "Sing a song of sixpence" at the end of the ABC book (or any song he likes). Being so looking forward to this song, he was patient enough to listen to part 1. He laughed his heart out when the black bird pecked off the maid nose (I pinched his nose too).
At the end, give him those favorite books, let him choose the book for you to read before sleep.



2nd period (4 days):
Expect nothing from him other than he being patient in 2 minutes, looking, listening and repeating after you.
Part 1: Explain and get him look and read after you each letter/number. Both are being read in less than 2 minute. The process is continuous without stopping, if he couldn't repeat the letter or number, forget it, move to the next one, you will be surprise how fast he will get it in the next few days.

Part 2: As usual, song and favorite book time!


3rd period (1 weeks):
Expect nothing from him other than he being patient in 3-4 minutes, looking, listening and repeating after you. Remind him each time he forgot, and move on, your help will be greatly appreciated.
Part 1: You read 5 letters a time (1 page), stop, explain and get him repeat them (you point to the letter). Same for numbers. The process is continuous without stopping, if he couldn't repeat the letter or number, remind him, let him repeat after you that letter/number and move on. Both are being read in less than 3-4 minutes.  
Part 2: As usual, song and favorite book time!


4th period (2 weeks):
Expect nothing from him other than he being patient in 3-4 minutes, looking and reading. Remind him each time he forgot, and move on, your help will be greatly appreciated.
Part 1: Explain and get him read the letters when you point (without your reading). The process is continuous without stopping, if he couldn't read the letter or number, remind him, let him repeat after you that letter/number and move on. Both are being read in less than 3-4 minutes.
Part 2: As usual, song and favorite book time!


10 minutes learning each night in 1 month, my son can basically recognize, read the alphabet and numbers fluently. 

Practicing is just like a fun discovery game to us. It might be meaningless to an adult, but having spotted a big blue A in a mall would be a great deal to a toddler. Yes, those alphabets and numbers can be spotted everywhere around us. On the printed shirt you are wearing, on the household equipments, on the shop panels along the way...car number plates too. I usually only show him the favorite letter (he likes A the most), I was so happy when he show me the other letters too (out of my expectation), he even can spot some things in the household which the shapes are alphabet like (i.e: the laundry clip has the A shape, and V shape). The practicing in the period 4 is the most interesting one when he knows most of the alphabets and numbers.  

This is the ABC book I used to teach my son. Only showed him the alphabets, the rest need to be covered (toddler's focus skill is very very poor despite their great memory). I think a book made by A4 paper with big  alphabets only will have a good use too.





Early childhood education is not only good, but AWESOME!

It started on the day I bought a set of crayons for my 17 months son. With a book of blank sheets, I draw colors, shapes on them while telling my son the names. After that, I use all these shapes and colors to draw houses, animals, cars, mountains, trees and telling my son stories about them. He loved it so much. I told him about the round fan, the rectangle door, the red tomato, the blue sky...Yes, I did not notice our world is formed by all those lovely colors and shapes, they are just everywhere around us. 

A few days later, my son began to be the one who pointed out to me the colors and shapes he recognized. He asked for green when he wanted to eat the vegetable in my plate, he asked for brown mentioning the stew beef...Each time we going out, on his car seat, he commenting non stop about the scenery outside the car window with me joining him jolly. Green tree, flying birds, white cloud, traffic lights...all of them amused him so much. 

I have changed my attitude towards early education since then. I use to think that there is no need to learn so early, he will learn eventually when he goes to school. But by observing him, I realized that knowledge is for exploring the world, connecting to the social, not for competing or getting praise. The good news is it doesn't cost much. A full of love heart, a child like attitude will do. In the adult world, daily negative news on the TV, household bills piling up, mistreats are everywhere...I love the idea of being a child again, who don't?

I have some thoughts about early reading too. It boosts his imagination, focusing skill, observing skill, analyzing skill...all these are great tools to discovering the world around him. Toddler is just so new to the world. A flying bird, ant crawling in and out, a twinkling star...are just nothing new to us, but are wonderful to them. 

An idea of teaching early reading came to my mind. After 1 month he has memorized and can read the alphabet, 1-20 numbers. Practicing has never been so easy. He can see alphabet and numbers everywhere, we've made it like a seeking game. Fun, anytime, anywhere. And here he is, 2 years old boy, fluently reading the alphabet, shows me the the laundry clip as an A, turns it up side down to make a V, he can see shapes, colors in any things. The world is so interesting in his view! So it is in my view now...

Thursday, May 21, 2015

J trả bài cho mẹ - Little 2 years old J has done a good job, started learning from 17 months old, and here is the reward :)


Đã hoàn thành mục tiêu mốc 2 tuổi, chàng biết đọc bảng chữ cái, nhận biết số 1-20, nhận biết bộ hình cơ bản, bảng màu sắc cơ bản. Biết ghép 2 tính từ vào 1 danh từ. Biết giao tiếp căn bản bằng tiếng anh. Sống rất tình cảm, hay ôm hôn bố mẹ. Rất thân thiện và hay cười.

The "2 years old target" has been hit. He can read fluently the English Alphabet, read number from 1 to 20, recognize the basic shapes, colors. He knows how to combine 2 adjectives into one noun to describe things around him. He loves to smile, hug his loved ones and very friendly to others.

Mục tiêu mốc 3 tuổi sẽ là biết giao tiếp căn bản bằng 3 thứ tiếng Anh, Việt, Hoa, biết đọc bộ sách mẹ soạn riêng bằng tiếng Anh, Việt. Đã đọc được vài tập Peter and Jane nên mẹ nghĩ đây không phải mục tiêu quá khó với con. Trên hết, học mà chơi con nhé!

On the process of learning reading for the "3 years old target". He likes Peter & Jane book. I'm preparing a special book series in English and Vietnamese especially for him. He will be enjoyed reading them 10 minutes each night since they are simple, fun & interesting. Most importantly, take it easy and explore the beautiful of reading where he can use his imagination, focusing skill, observing skill...

   

Bữa ăn truyền thống của J - J's Lunch

Có thực mới vực được đạo, nhỉ?

Đây là bữa ăn truyền thống của chàng, chỉ thay các loại rau, cá khác nhau còn cách chế biến là không đổi. 

Được cái dễ tính lắm, bữa nào cũng ăn rất nhiệt tình.


J's meal. Steamed Fish, Steam Rice, Steamed Vegetable & Tomato, Vegetable soup. Such an easy going guy, he can eat these same things for months :)


Sinh nhật chàng J 2 tuổi. J 2 years old Birthday!

Bố mẹ vốn là người sống đơn giản. Con vẫn còn bé lắm, chưa biết lưu giữ kí ức đâu. Ngày sinh nhật con tròn 2 tuổi, bố mẹ mua cho 2 cái bánh bé bé (tí nữa bố ăn một cái, mẹ ăn một cái, cho con ăn ké, à con được thổi nến nữa, thích nhé)





Quá trình thực hành của con: mọi lúc, mọi nơi, với bất cứ thứ gì sẵn có.

Về chữ cái, mỗi khi thấy một chữ cái mà con yêu thích hay nhớ nhất, trường hợp của chàng là chữ A (ưu tiên chữ thật to, rõ nét, bắt mắt), trên đường đi, in trên áo, trong siêu thị...là mẹ chỉ cho chàng và thốt lên "look, that's A" một cách đầy biểu cảm như bắt được vàng. Với chúng ta có thể chẳng có gì lớn lao nhưng đối với chàng thì tìm được một chữ A to thì là cả một phát kiến vĩ đại. Mẹ thấy phấn khởi khi chàng chỉ cho mẹ những chữ A khác, những chữ cái khác, mẹ càng thấy phấn khởi khi chàng sử dụng sự sáng tạo để chỉ cho mẹ cái kẹp áo bằng nhựa "Mẹ, look, it's A", tự quay ngược cái kẹp lại "it's V". Nhìn thấy chữ ở bất kì nơi đâu là chàng đều chỉ cho mẹ một cách thích thú, như cách mà mẹ đã chỉ cho chàng. Tương tự như chữ, chàng cũng rất thích tìm số, theo dõi số thang máy nhảy là niềm vui mỗi ngày của chàng. Hồi lúc mới học thì sau 6 là 8 luôn vì không đọc được 7. Khi biết từ salmon thì từ đó đọc 7 là salmon luôn.

Mẹ tâm đắc nhất là việc học và thực hành hình khối, màu sắc. Từ lúc con học về mảng này mẹ mới nhận ra rằng, ơ hay, thế giới quanh ta được hình thành từ những hình khối đa dạng với các màu sắc thú vị. Nào là mặt trời, biển báo giao thông, bóng đèn hình tròn. Nào là cánh cửa, tivi, biển hiệu cửa hàng hình chữ nhật...Mặt trời thì vàng, cây thì xanh mà đất lại màu nâu...

Mỗi buổi sáng dẫn chàng đi tắm nắng là 2 mẹ con lại tỉ tê trò chuyện, con nhìn kìa, đằng xa là rặng núi đấy, bầu trời thì màu xanh, còn đám mây màu trắng và đàn chim đang bay trên trời thì màu đen (thường thì mẹ toàn độc thoại thi thoảng con ké vào "bird, bird" ^_^). Buổi tối khi đi ngủ, mẹ cũng chỉ cho con thấy cái máy lạnh màu trắng và cửa phòng ngủ màu xám hình chữ nhật nhưng cái quạt lại hình tròn. Những câu chuyện và cuộc hội thoại của 2 mẹ con không bao giờ dứt. Ngồi trên xe đi ngoài đường thì con rất chăm chú quan sát cảnh vật hai bên đường và liên tục bình luận một cách biểu cảm y như mẹ. Con nhận ra tất cả các màu, hình khối và những tên đồ vật mà hằng ngày mẹ kể con nghe, vẽ cho con xem. Con nói liên tục, nào là đèn đỏ dừng xe, đèn xanh chạy xe, đèn vàng chờ, nào là đọc chữ từ các bảng hiệu, và nhìn hình từ biển báo giao thông, nào là theo dõi mặt trăng mặt trời chơi trốn tìm, thoắt thấy, thoắt không...cho đến khi về đến nhà hay ngủ gục thì thôi.

Việc học màu sắc, hình khối thì đơn giản hơn học chữ nhiều. Mẹ chỉ việc dùng một bộ màu sáp và quyển sổ cũ của bố. Ban đầu thì mẹ vẽ và thuyết minh cho con các hình, sau đó mẹ vẽ mặt trời tròn màu vàng, ngôi nhà từ hình tam giác và hình vuông...mẹ cứ vẽ, cứ thuyết minh, con cứ xem. Nhưng vài ngày sau là thấy con đã nhập hết dữ liệu cần nhập, ngoài dự định của mẹ, và bắt đầu yêu cầu mẹ vẽ những hình/màu mình thích, có đến chục trang là xe hơi xanh và ngôi sao màu vàng, rồi nào là gấu, chó, vịt, tàu, máy bay, còn kêu mẹ vẽ Thomas the train nữa. Quá trình dạy và học của 2 mẹ con mình diễn ra tự nhiên, không hề mang tính sách vở, thoải mái, vui là chính. Hồi mới học thì hình tam giác con đọc là trigogo, recgogo là hình chữ nhật, vậy mà mới đây tự sửa thành từ đúng, rất rõ ràng và chuẩn xác mà mẹ không nhận ra con sửa hồi nào nữa. Dạo này vốn từ tăng nên đã biết tự ghép danh từ với hai tính từ như cái bàn trắng to, cái bàn đen bé.

Mẹ chưa bao giờ tập trung vào lỗi sai để bắt con sửa. Mẹ cứ làm đúng, đọc đúng, con tự sửa lúc nào mẹ cũng không hay. Có lẽ, mấu chốt là việc học phải thoải mái, không áp lực, không giáo điều. Óc quan sát của trẻ tầm tuổi con là rất đáng nể, muốn dạy gì cho con thì cứ truyền đạt, ngắn gọn, súc tích, tập trung vào điều mình muốn dạy, lặp đi lặp lại một cách kiên nhẫn, con sẽ tự động tiếp thu theo thời gian. Mình ngẫm nghĩ thì cho rằng, phải chăng lứa tuổi này chưa nói sõi, chưa biết nhiều, mới bắt đầu khám phá thế giới xung quanh nên rất nhạy cảm cả về tình cảm lẫn tư duy và tiếp thu thông tin một cách tối ưu nhất. Chúng ta như máy tính đã đầy dữ liệu, nhiệt huyết tuổi trẻ đã vơi đi nhiều không thể so sánh với trí nhớ tuyệt vời và sự đam mê khám phá của mấy ẻm được.


Tụi nhỏ tầm tuổi này thật sự là những trang giấy trắng. Tùy nhận thức của bố mẹ, hãy giúp con viết lên những nội dung mà mình nhận thấy là có ích và cần thiết. Mục đích mình chia sẻ những thông tin này là để cho những bạn cùng suy nghĩ tham khảo. Rằng việc học sớm không phải để chuẩn bị cho việc đến trường sau này mà để con dùng công cụ này khám phá thế giới xung quanh dễ dàng hơn, khuyến khích khả năng giao tiếp, tương tác của con. Không đặt nặng kết quả trước mắt con phải biết những gì, so sánh con với trẻ đồng tuổi là một sự khập khiễng. Hãy bỏ thời gian và công sức tìm hiểu con mình, đồng thời cũng tìm hiểu bản thân mình nữa, để dung hòa cùng nhau. Giới thiệu thế giới xung quanh cho con, giao tiếp với con theo mình chẳng bao giờ là thừa cả mà còn xây dựng nên tình cảm gia đình khăng khít. Mẹ muốn hướng con đến một cách học thiên về tự quan sát, tìm tòi, khám phá chứ không phải một con mọt sách. Kiến thức là để khám phá thế giới, chứ chẳng phải để chạy đua theo thành tích, bảng điểm. Bố mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn chứ không phải dạy. Con là người khám phá, chứ không phải học.Kiến thức học xong phải được dùng để tương tác chứ không phải để thi thố.

Với nhà mình, việc học là một hành trình thú vị của một cậu bé nhỏ, và bố mẹ là người bạn đồng hành.

Chặng một tạm dừng ở đây nhé. Mình sẽ chia sẻ tiếp sau một thời gian nữa. Viết ra thì nhanh lắm, nhưng đây là cả một quá trình bao gồm rất nhiều thất bại và bài học quý giá, cả nước mắt hối hận của mẹ vì chưa hiểu con, cả nước mắt hạnh phúc của mẹ khi đã nhận ra cái hai mẹ con cần...

Các bước trong bài học lý thuyết vỡ lòng của con...


Đọc thì dài, nhưng thực tế thì rất đơn giản, có 10 phút mỗi tối thôi.

Buổi tối trước khi đi ngủ là con được mẹ cho đọc sách. Trước khi đọc sách mẹ lấy quyển sách ABC ra, dạy con học – mẹ giải thích cho con hiểu rằng, đọc quyển này xong trước rồi sẽ được đọc truyện “Ba chú heo con”. Việc học của con được chia làm 4 giai đoạn. 

Giai đoạn một (3 ngày):
Phần dạo đầu: Mẹ sẽ đọc một lượt bảng chữ cái, 5 chữ một trang, tổng cộng 5 trang, đọc khá nhanh. Xong bảng chữ là bảng số 1-10. Cả hai được đọc trong vòng dưới 1 phút.
Phần chính: Hát bài ‘Sing a song of sixpence” ở cuối quyền sách, chàng mong chờ nhất phần này, cụ thể là đọan cô hầu gái bị con quạ mổ vào mũi và được mẹ bẹo mũi minh họa, do đó, kiên nhẫn (một cách rất hạn chế) để nghe phần dạo đầu ABC và số. Nói chung, hát chiếm 95 phần trăm thời lượng chương trình. Giai đoạn này không mong đợi gì nhiều ở con, miễn là bạn ấy nghe và nhìn là được.


Giai đọan hai (4 ngày):
Phần dạo đầu: Giữa hai từ / hai số nghỉ một nhịp để con lặp lại (giải thích với con, bảo con lặp lại theo mẹ). Xong chữ và số là tầm 2 phút.
Phần chính tiếp tục hát. Giai đoạn này chú ý lướt qua những chữ/sô con thấy khó, không bắt con đọc lại, tránh việc nản chí, hôm sau sẽ tập đọc lại.


Giai đọan ba (1 tuần):
Phần dạo đầu: Mẹ đọc một trang 5 từ một lượt rồi nghỉ, chỉ tay cho con đọc lại một lượt 5 từ ấy. Tương tự như số. (Con quên chữ/số nào mẹ nhắc luôn cho con nhắc lại theo rồi lướt sang trang kế tiếp một cách nhanh chóng, đừng để lâu, sự kiên nhẫn của con rất có giới hạn).
Phần chính tiếp tục hát. Giai đoạn này chú ý lướt qua những chữ/sô con thấy khó, không bắt con đọc lại, tránh việc nản chí.


Giai đọan bốn (2 tuần):
Phần dạo đầu: Mẹ không đọc mà chỉ vào chữ/số cho con đọc từng trang một (Con quên chữ/số nào mẹ nhắc luôn cho con nhắc lại theo rồi lướt sang trang kế tiếp một cách nhanh chóng, đừng để lâu, sự kiên nhẫn của con rất rất có giới hạn)
Phần chính tiếp tục hát. Giai đoạn này chú ý lướt qua những chữ/sô con thấy khó, không bắt con đọc lại, tránh việc nản chí.


1 tháng là đủ để con nắm vững lý thuyết. Con mình học từ 17 tháng tuổi (mới biết nói vài từ, còn chưa kêu mẹ nữa, giai đoạn một đọc cho con nghe chữ cái thì không cần mong đợi con hiểu, kệ nó, miễn con nhìn và nghe thôi, cho nên mới nói mình dạy chơi mà nó học thiệt, cứ tưởng nó không học cơ, thấy mặt mũi rất bơ bơ), 18 tháng là rành phần lý thuyết. Sau khi con học xong lý thuyết thì mình tâm sự với chồng "em đánh giá con thấp quá, ban đầu thấy nó lơ lơ khi em đọc nên em không nghĩ là nó tiếp thu nhanh vậy, khi con đọc sai những chữ khó như rectangle, triangle, W...em cũng không nghĩ là con tự sửa sai nhanh đến thế. Trí thông minh của tụi nhỏ tầm này đáng nể thật".

Bài viết kế tiếp mình sẽ chia sẻ về việc thực hành - phần cực kì quan trọng, bên cạnh đó mình sẽ chia sẻ ích lợi của việc học sớm như thế nào.



Sơ lược đặc tả bạn con.

Để có phương pháp dạy tốt, cần hiểu kĩ về đối tượng học. Đặc tính của chàng có thể tóm gọn như sau:

Trí nhớ rất tốt (như máy scan): Mình cho đọc 5 chữ cái/một lượt, 10 số/lượt, 8 màu/lượt, 9 hình/lượt để con scan, nó sẽ dễ dàng phân biệt hình dạng khác nhau của các chữ/số/màu/hình, tiếp thu theo phương pháp so sánh sẽ nhanh hơn là đơn lẻ. (Khi người lớn chúng mình học tiếng anh thì cũng vậy. Ví dụ như On/In/Under the table chẳng hạn.)

Độ tập trung cực kém: Dùng phương pháp dụ dỗ để con tập trung vào bài học. Như cách mình làm là để bên cạnh 4-5 quyển sách rất hấp dẫn, bảo con đọc xong mẹ cho mấy quyển kia. Dạy phần nào nên tập trung vào phần đó, không kèm hình, số, chữ chung, không kèm hình minh họa kiểu A for Apple, làm bé rất mất tập trung vào cái cần học.

Tính kiên nhẫn cực kém: Tốc độ học phải nhanh, cái nào chưa thông, lướt qua chữ/số kế tiếp, con sẽ dần sửa trong lần sau và không cảm thấy nản. Nhanh nhanh chong chóng còn hát và bẹo mũi nữa chứ . Con mình ngắc ngứ ở chữ Q, W, mỗi lần học sau là lại tiến bộ và đã thông qua (ban đầu mình không nghĩ là con sẽ tự sửa đâu, nhưng vài lần là thấy tự sửa rồi, mẹ cứ việc đọc đúng, sửa là việc của con), nhưng M và N thì đều đọc là N, chưa sửa được.

Độ nhí nhắng cực cao: Cái này khỏi phải bàn, thế nên bố mẹ mà có dạy con thì phải nhí nhắng như con, giọng điệu âm vực phải rất ồn ào, vui nhộn. Kết thúc một trang thì yeah ầm ĩ, phấn khích lên để động viên con.

Chuyện ngày xưa của mẹ....


Hồi bé, nhà mình có nhiều thứ, thiếu mỗi điều kiện. Mỗi dịp hè là lại ngậm ngùi xem chúng bạn đi học tiếng anh, đàn, vẽ, võ...Rất thích đi trung tâm để học thêm tiếng anh nhưng đành chịu. Việc học tiếng anh ở trường, xem nào...9 năm thì phải (nếu tính từ lớp 5 lên đến đại học năm 2). Giao tiếp thì kiểu như ăn cơm bị nghẹn, nói mãi không ra câu, nghĩ bằng tiếng việt – dịch ra tiếng anh – nói (xem trước ngó sau sợ sai ngữ pháp, và dùng toàn những câu, từ dài dòng phức tạp). Viết thì cũng chỉ rập khuôn vài câu là hết ý. Đa số bạn bè mình cũng thế, có đứa học trung tâm hẳn bằng C mà tình trạng y hệt mình, có chăng thêm dược mấy cấu trúc ngữ pháp phức tạp khác mà họa hoằn lắm mới dùng.

Học xong năm 2 đại học, có nguồn tài trợ học phí du học nên mình rất can đảm đi luyện thi IELTS, chương trình hai tháng. Giáo viên người Úc, nói tiếng anh từ đầu buổi đến cuối buổi. Rất lo rằng mình như vịt nghe sấm, nhưng sự thật lại khác. Thầy nói rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, cuốn hút. Thầy chỉ ra rằng nên tập trung vào 4 thì cơ bản (mấy thì râu ria thích thì tìm hiểu sau), từ vựng thì học bằng phương pháp đoán qua ngữ cảnh (thay vì học như kiểu bảng cửu chương) – muốn hiểu sâu từ thì dùng từ điển Anh- Anh mới rõ nghĩa. Trong hai tháng đó thì đều đặn tuần/lần đi tham gia clb anh văn nhà Văn Hóa Thanh Niên, chỉ là một nhóm tầm 20-30 người, có mấy cái ghế nhựa ở đó, tự tìm chỗ ngồi, tự bắt chuyện bằng tiếng anh. Hai tháng luyện thi, 8 lần thực hành mà chất lượng hơn 9 năm học. Đi thi lần đầu tiên IELTS được 6.0 (bài thi viết, đề tài là elevator mà mình hồi xưa không biết từ này, lạc đề sang hẳn máy bay, thế mà cũng được 5.0 về cách viết). Buồn một cái, nguồn vốn không thực hiện hóa được, không có số xuất ngoại nên việc du học đành từ bỏ.

Nói giông dài như thế chỉ để chứng minh cho cái phương pháp học nó quan trọng thế nào.

Việc rèn bỏ bỉm cho con.

Quá trình rèn việc bỏ bỉm của chàng được bắt đầu từ khi chàng 23 tháng 2 tuần, đã biết gọi mẹ "pi pi" khi muốn đi tè. 

Những lần đầu tiên thì mẹ cứ miệt mài lau mấy bãi tè ra sàn của con. Con thì hết sạch quần để mặc, thả rông luôn. Chàng mỗi khi tè là 2 chân cứ túm lại, đến khổ sở, khi chịu hết nổi thì tự bạn nước phun ra chứ chàng hoàn toàn không chủ ý. 


Quán triệt tư tưởng không la mắng, áp đặt con. Mỗi khi con tè ra sàn mẹ lại giải thích: con tè ở trong toilet cơ, khi muốn tè, gọi mẹ nhé. Lũ trẻ hay lắm, mình cứ nói ngắn gọn với keywords, chúng sẽ đặt câu nói trong tình huống và hiểu nôm na ý mình cần truyền đạt. Ngoài ra, mẹ sẽ canh thời điểm con tè để dẫn con vào toilet. Nếu từ lần tè trước con không uống thêm nước thì 1 tiếng - tiếng rưỡi mới có nhu cầu. Còn nếu uống một cốc nước thì 10-15 phút sau là muốn tè, và 10-15 phút sau sẽ muốn tè thêm bãi nữa. Mẹ cứ việc canh rồi hỏi con: muốn tè chưa con? muốn tè gọi mẹ nhé. Hỏi thế cũng trả lời được 7/10, 3 lần còn lại là trả lời "không" mà tí là tè luôn. Và mẹ phát hiện ra rằng mỗi lần buồn tè là chàng hay lấy tay bụm em nhỏ. Mẹ cũng phát hiện ra một chiêu mới, bảo con dẫn em xe hơi, em xe tải đi tè (chàng mê xe lắm, lúc nào cũng khư khư cầm xe thôi), chiêu này hay, chàng rất phấn khời mà vô toilet. Trẻ con là dễ dụ lắm, nên có rất nhiều cách đơn giản để bạn ấy hợp tác trong việc ăn uống, ngủ nghỉ...Tìm hiểu con kĩ để nói theo ngôn ngữ của bạn ấy, mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều. 


Phải đến cả tuần thì hai mẹ con đã thành công. Chàng đã điều khiển được bãi tè và luôn gọi mẹ khi muốn tè. Cũng nhiêu khê phết

Bài học vỡ lòng về thiên nhiên và sự sống.

Vườn cây của em...

Khu vườn này ở ngoài ban công, rất nhỏ, đơn giản, mà chàng thích lắm. 

Sáng ra tưới cây, chiều ra thăm vườn. Thích ngắm mấy mầm rau bé nhỏ, thích sờ mân mê vào lá. Được học về cây, về đất, được hiểu cây mọc từ đất, được học về sự chăm sóc, yêu thương...




Để dạy con, không cầu kỳ, không tốn kém (thời gian và tiền bạc), chỉ cần những trái tim biết yêu thương.

Người ta nói cũ người mới ta. Đối với người lớn, càng ngày cuộc sống quanh ta càng trở nên quen thuộc, cũ kĩ. Nhưng đối với trẻ con thì khác, đặc biệt là lứa tuổi 1- 3. Con kiến bò dưới đất cũng khiến em tò mò, con ruồi bay lòng vòng cũng khiến em thích thú, mặt trời lấp ló sau rặng cây cũng khiến em hưng phấn...Tất cả những thứ cũ kĩ, đơn điệu với người lớn lại là những thứ đáng để khám phá của các em ấy

Mỗi ngày với các em là mỗi chuyến thám hiểm thú vị. Chỉ với sự kiên nhẫn, nhiệt tình, hãy hướng dẫn con khám phá ngôi nhà thân quen và những công việc hằng ngày bố mẹ làm. Có thể truyền cho con cảm hứng từ những thứ đơn giản cũng chính là gây dựng được nền tảng của hạnh phúc trong con, giúp bé sau này trở thành người luôn lạc quan yêu đời và dễ hài lòng với những gì mình có.

Bên cạnh đó, nói ngôn ngữ trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ, được trở về với tuổi thơ lần nữa cũng là điều tuyệt vời cho những người làm cha làm mẹ như chúng ta nhỉ?

Hãy cho con cái con cần không phải cái mình nghĩ con cần.

Cá nhân mình nghĩ trẻ con nói chung đều rất thông minh so với người lớn. Hoàn toàn sai lâm khi cho rằng trẻ con chẳng biết gì, khả năng của chúng giỏi hơn chúng ta tưởng.
Tư duy rất tốt, óc quan sát tuyệt vời, trí nhớ dai, bắt chước giỏi. Nhưng những khả năng này chỉ nằm ở dạng tiềm năng thậm chí biến thành tự kỉ nếu chúng không được sự hỗ trợ từ bố mẹ, đặc biệt là sự hỗ trợ về mặt tình cảm. Tin tưởng con, khuyến khích con, động viên con, đồng hành cùng con, đó là tất cả những gì con cần.
Tất cả những gì bố mẹ đang làm là giành cho tương lai con sau này - câu này nghe quen nhỉ. Cho nên đi làm về bố mẹ mệt lắm, con cứ ăn, ngủ, chơi cho ngoan, đừng làm phiền bố mẹ. Đấy, bố mua toàn đồ chơi xịn nhớ, đây ipad nữa này, chơi đi để bố còn làm nốt vài việc cơ quan, và lướt nét tí, và đi nhậu tí - cả tuần làm việc mệt mỏi rồi. Mẹ bận bù đầu, ngoài việc cơ quan, còn việc nhà, đấy, mẹ nấu cơm ngon cho con ăn nhé, ăn xong tự chơi đi, rồi còn đi ngủ, mẹ chưa tắm rửa gì cả, mệt lắm, con tự chơi ngoan đi, bao nhiêu là đồ chơi thế kia lại đây níu áo mẹ làm gì. Hay vợ chồng mình đẻ đứa nữa cho tụi nó có anh có em chơi với nhau đi, thấy con lầm lũi chơi một mình tội nghiệp...
Ấy thế mà chỉ cần giành 10 phut mỗi ngày tập trung hoàn toàn tâm ý chơi với con thôi bố mẹ ạ. Có thể đó là thời gian đọc sách mỗi tối trước khi đi ngủ. Có thể là chạy rượt bắt trốn tìm khắp nhà, hay cũng có thể là gấp cho con cái thuyền giấy rồi xem nó bơi trong chậu nước. Ngoài ra, cho con tham gia bên cạnh các hoạt động bận bịu của mỉnh. Ví dụ nhé. Mẹ nấu cơm trong bếp vẫn có thể bảo con đứng bên ngoài xem mẹ nấu, bật nhạc lên, nhún nhảy cùng con - tập thể dục luôn một công đôi việc, hoặc cho nó xem mẹ rửa rau, cho con xem quả cà, con cá, xem mẹ nấu cơm thế nào. Bố bận việc làm thêm ở nhà thật hay lướt tí net thì vươn cái chân dài ra làm đường hầm cho bạn con đẩy xe qua lại dưới chân mình, cứ bày trò hướng dẫn là nó say mê ngay, cũng một công đôi việc, hoặc hướng dẫn con đấm lưng cho bố (nhớ động viên thường xuyên - chồng tớ rất giỏi món này smile emoticon ). Để viết vài dòng thế này thì bạn con được phát cho cái hộp đậu đỏ và vài cái cốc nhựa nhỏ, 1 cái muỗng để chơi trò chơi với đậu, rèn kĩ năng kiên nhẫn và sự khéo léo của ngón tay. Bạn ấy chơi ngay bên cạnh, thấy đậu đổ ra là mẹ bảo phải nhặt hết lại mới cho chơi tiếp, đang bò vào bàn nhặt đấy ạ, đổ lần thứ hai rồi đây. Chơi thứ này phải đảm bảo con hiểu mà khôg nhét đậu vào miệng nhé, mình cũng quan sát khá lâu mới dám cho chơi tự do đấy. Vui nhưng phải an toàn.
Hãy cho con cái con cần không phải cái mình nghĩ con cần. Vết thương ngoài da có thể thấy và chữa chứ vết thương lòng không thấy được và không thể hàn gắn được. Xây cho con cái nền móng tình cảm vững chắc, nhân cách vững vàng, với sự tự tin và trái tim biết yêu thương để sau này nó có thể đứng lên khi vấp ngã, mỉm cười trước khó khăn. Đừng hướng nó trở thành người ích kỉ, tham vọng, hay đổ lỗi, hay ngụy biện. Bố mẹ không chủ đích dạy, mà con nó vô tình học đây, nó học theo những cư xử của chúng ta với nhau, với nó, với những người xung quanh. Muốn ăn quả nào thì phải trồng cây ấy thôi. Không quan trọng hóa điều này mà chỉ tập trung vào xây dựng ngôi nhà to đẹp của tương lai thì sự bền vững là khó xảy ra, nhà to mà dễ sập.
Hành trình làm bố mẹ còn dài. Thỉnh thoảng cho mình những khoảng lặng để nghiền ngẫm, để thấy sai, để sửa, để khắc phục. Không có bố mẹ hoàn hảo, ai cũng mắc phải sai lầm, không lớn thì nhỏ, nhưng không phải ai cũng có dũng cảm nhìn nhận sai lầm của mình để sửa chữa.
Con sẽ rất tự hào về người bố, người mẹ dũng cảm của nó.